Chào mừng bạn đến với trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang!

Chăn nuôi thú y

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 

 

Tên ngành, nghề:
Chăn nuôi thú y
Mã ngành, nghề:
5620120
Trình độ đào tạo: Hình thức đào tạo:
Trung cấp
 Chính quy
Đối tượng tuyển sinh:  Người có bằng tốt nghiệp THCS hoặc tương đương trở lên
Thời gian đào tạo:
2 năm
 
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
- Đào tạo kỹ thuật viên trình độ Trung cấp nghề Chăn nuôi thú y có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt; có kiến thức và kỹ năng cơ bản về lĩnh vực chăn nuôi thú y; thực hiện thành thạo các thao tác trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, chẩn đoán, điều trị bệnh và một số lĩnh vực về chăn nuôi thú y;
- Trang bị cho học viên những kiến thức chuyên ngành chăn nuôi, thú y để có thể hiểu và trình bày được phương pháp tổ chức và thực hiện công việc chăn nuôi và thú y đối với các loại vật nuôi;
- Có lập trường, tư tưởng vững vàng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Hiểu và vận dụng sáng tạo các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước vào lĩnh vực phát triển chăn nuôi thú y.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Kiến thức
Mô tả và trình bày được vị trí, hình thái, cấu tạo giải phẫu và Phân tích được hoạt động chức năng sinh lý từng bộ phận của các cơ quan trong cơ thể vật nuôi;
- Mô tả được các cách sử dụng: dụng cụ thú y, dụng cụ, thiết bị chăn nuôi, máy móc thiết bị phòng thí nghiệm, trang thiết bị phòng dịch, các máy móc thiết bị khác;
- Trình bày được nguồn gốc, vai trò dinh dưỡng của các loại thức ăn chăn nuôi;
- Mô tả được tính chất, tác dụng và ứng dụng điều trị của các loại thuốc thú y, vắc xin và chế phẩm sinh học dùng trong thú y;
- Có kiến thức về công nghệ thông tin, kỹ năng giao tiếp, soạn thảo văn bản, làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề phát sinh;
- Trình bày được quy trình sản xuất thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi;
- Mô tả được các bước kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất;
- Mô tả được các phương pháp huấn luyện đực giống và khai thác tinh dịch;
- Phân tích được các phương pháp pha chế, bảo quản, kiểm tra được chất lượng tinh dịch;
- Trình bày được các điều kiện cần thiết để thực hiện vận hành máy ấp trứng;
- Trình bày được các bước công việc trong quy trình ấp trứng nhân tạo;
- Mô tả được đặc điểm của các giống vật nuôi và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc các loại vật nuôi;
- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi;
- Trình bày được phương pháp trợ sản cho gia súc đẻ và các biện pháp can thiệp khi gia súc đẻ khó;
- Trình bày được các phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi;
- Mô tả được các phương pháp huấn luyện, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho thú cưng;
- Trình bày được các bước công việc trong chẩn đoán lâm sàng, mổ khám, dịch tễ học và tiên lượng tình trạng bệnh cho vật nuôi;
- Trình bày được quy trình tiêm phòng vắc xin, nhận biết được những phản ứng sau khi tiêm vắc xin và đưa ra giải pháp xử lý kịp thời;
- Trình bày nguyên nhân, triệu chứng của các bệnh thường gặp trên vật nuôi, đưa ra được phác đồ điều trị bệnh hiệu quả;
- Trình bày được các bước lập kế hoạch và thực hiện kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi;
- Trình bày được các kiến thức về Luật Thú y, Luật Chăn nuôi và các biện pháp chuyển giao khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, thú y;
- Trình bày các biện pháp an toàn lao động, bảo vệ môi trường trong chăn nuôi thú y;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, giáo dục quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
1.2.2. Kỹ năng
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y;
-  Vận dụng kỹ năng giao tiếp, soạn thảo văn bản, làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề phát sinh;
- Sử dụng thành thạo: dụng cụ thú y, dụng cụ, thiết bị chăn nuôi;
- Vận hành được các máy móc thiết bị phòng thí nghiệm, trang thiết bị phòng dịch, các máy móc thiết bị khác;
- Lựa chọn được các loại thức ăn chăn nuôi phù hợp với đối tượng vật nuôi;
- Tham gia thực hiện quy trình sản xuất thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi;
- Thực hiện huấn luyện đực giống và khai thác tinh dịch đúng kỹ thuật;
- Thực hiện được việc pha chế, bảo quản, kiểm tra đánh giá chất lượng tinh dịch;
- Thực hiện thành thạo quy trình vận hành máy ấp trứng nhân tạo;
- Lựa chọn được con giống đạt tiêu chuẩn và thực hiện thành thạo quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc các loại vật nuôi;
- Thực hiện được việc trợ sản cho gia súc đẻ và xử lý được các trường hợp gia súc đẻ khó;
- Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật;
- Thực hiện được quy trình huấn luyện, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho thú cưng;
- Thực hiện được các phương pháp khám bệnh cho vật nuôi;
- Lập được phác đồ điều trị và thực hiện điều trị được các bệnh: nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, ký sinh trùng, truyền nhiễm cho vật nuôi;
- Thực hiện đúng quy trình tiêm phòng vắc xin và xử lý được các tai biến sau khi tiêm;
- Lập được kế hoạch và thực hiện kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi đảm bảo đúng pháp luật của nhà nước;
- Vận dụng các kiến thức về Luật Thú y, Luật Chăn nuôi và thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y.
- Sử dụng được các biện pháp khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không gây ô nhiễm môi trường, tạo ra nền sản xuất nông nghiệp bền vững và phát triển;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
1.2.3. Mức độ tự chủ và chịu trách nhiệm
- Có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc;
- Trung thực và có tính kỷ luật cao, có khả năng làm việc độc lập, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao; lao động có chất lượng và năng suất cao;
- Sử dụng đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động trong quá trình thực hiện, đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi;
- Tự chịu trách nhiệm về công việc của mình trước cơ quan, doanh nghiệp và chính quyền nơi mình công tác;
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm;
- Kiểm tra được chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên khác trong nhóm;
- Chủ động, sáng tạo, khoa học, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng được các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Sản xuất thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi;
- Truyền tinh nhân tạo;
- Ấp trứng nhân tạo;
- Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi;
- Chẩn đoán bệnh cho vật nuôi;
- Phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi;
- Kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi;
- Làm thú y viên tại các xã, phường, tại các nơi thuộc lĩnh vực chăn nuôi thú y.
- Khuyến nông trong chăn nuôi, thú y.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
- Số lượng môn học, mô đun: 29 (trong đó 02 môn học, mô đun tự chọn)
- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 1.620 giờ (75 tín chỉ chưa có môn học, mô đun tự chọn).
- Trong đó:
+ Khối lượng các môn học chung: 255 giờ (17 tín chỉ).
+ Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1.365 giờ (58 tín chỉ) (Các môn học, mô đun cơ sở: 285 giờ, 14 tín chỉ; các môn học, mô đun chuyên môn: 1080 giờ, 44 tín chỉ).
- Khối lượng lý thuyết: 561 giờ; Khối lượng thực hành, thực tập, thí nghiệm, bài tập, thảo luận: 986 giờ; Kiểm tra: 73 giờ).
- Môn học, mô đun tự chọn: Người học tự chọn hai trong ba môn học, mô đun tự chọn trong chương trình đào tạo (được thống nhất khi nhập học).
3. Nội dung chương trình

Mã MH

Tên môn học/ mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số giờ

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/TL

Thi/ Kiểm tra

I

Các môn học chung

17

255

94

148

13

MH1

Giáo dục Chính trị

2

30

15

13

2

MH2

Pháp luật

1

15

9

5

1

MH3

Giáo dục thể chất

2

30

4

24

2

MH4

Giáo dục Quốc phòng và An ninh

3

45

21

21

3

MH5

Tin học

3

45

15

29

1

MH6

Ngoại ngữ (Tiếng Anh)

6

90

30

56

4

II

Các môn học, mô đun chuyên môn

58

1.365

467

838

60

1

 Các môn học, mô đun cơ sở

14

285

141

131

13

MH7

 Giải phẫu sinh lý vật nuôi

5

90

57

29

4

MH8

 Dược lý thú y

3

75

28

44

3

MH9

 Giống và kỹ thuật truyền giống

3

60

28

29

3

MH10

 Dinh dưỡng và thức ăn

3

60

28

29

3

2

Các môn học, mô đun chuyên môn

44

1.080

326

707

47

MH11

 Chăn nuôi lợn

3

60

28

29

3

MH12

 Chăn nuôi gia cầm

3

60

28

29

3

MH13

 Chăn nuôi trâu bò

3

60

28

29

3

MH14

 Bảo vệ môi trường

2

30

14

14

2

MĐ15

Thực tập nghề nghiệp chăn nuôi

     2

90

 

    89

1

MH16

 Chẩn đoán và Bệnh nội khoa

3

75

28

44

3

MH17

 Ngoại và Sản khoa

3

75

28

44

3

MH18

Ký sinh trùng

3

75

28

44

3

MH19

Vi sinh vật và Bệnh truyền nhiễm

4

90

42

44

4

MĐ20

Thực tập nghề nghiệp Thú y

2

90

 

    89

1

MH21

Kiểm nghiệm súc sản

2

30

14

14

2

MH22

Nuôi và phòng trị bệnh cho chó, mèo

2

30

14

14

2

MH23

An toàn sinh học trong chăn nuôi

2

30

14

14

2

MH24

Khuyến nông

2

30

14

14

2

MH25

Pháp luật chuyên ngành

2

45

28

14

3

MH26

Phương pháp thực nghiệm

2

30

14

14

2

MĐ27

Thực tập tốt nghiệp

4

180

4

168

8

3

Môn học, mô đun tự chọn (chọn 1 môn học)

 

 

 

MH28

Chăn nuôi cá nước ngọt

 1

30

14

14

2

MH29

Cơ khí chăn nuôi

1

30

14

14

2

MH30

Kiến thức, kỹ năng bổ trợ

2

60

25

33

2

Tổng số (Không bao gồm mô đun, môn học tự chọn)

75

1620

561

986

73

 

Mới nhất

dkxt