Chào mừng bạn đến với trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang!

Phòng Đào tạo

PHÒNG ĐÀO TẠO

 

I. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

a) Công tác quản lý đào tạo:

- Nghiên cứu đề xuất với Ban Giám hiệu phương hướng phát triển nhà trường về quy mô, ngành nghề và phương thức đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội và điều kiện của Nhà trường.

- Chủ trì xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình đối với các ngành, nghề đào tạo các trình độ đào tạo trong trường: Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp, đào tạo thường xuyên.

- Xây dựng, trình Hiệu trưởng phê duyệt và thực hiện kế hoạch, tiến độ đào tạo theo chương trình đào tạo. Theo dõi, đôn đốc khoa chuyên môn, giảng viên, giáo viên thực hiện kế hoạch giảng dạy theo tiến độ đào tạo đảm bảo các quy định.

- Chủ trì tổ chức đề xuất giải pháp thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tiếp cận các phương thức đào tạo tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và trình Hiệu trưởng ban hành các văn bản quản lý đào tạo. Đề xuất với Hiệu trưởng ban hành những quy định về quản lý quá trình đào tạo các bậc, hệ đào tạo của Trường.

- Phối hợp với Phòng Tổ chức - Hành chính và các khoa xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy và đánh giá năng lực đội ngũ nhà giáo hàng năm.

- Phối hợp với các Khoa, Trung tâm Tuyển sinh, liên kết, dịch vụ và giới thiệu việc làm tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch thực tập chuyên môn, thực tập nghề nghiệp.

- Phối hợp với Khoa Dân tộc nội trú - Công tác học sinh, sinh viên tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy, thực hiện chế độ công tác của giảng viên; chấp hành quy chế đào tạo của học sinh, sinh viên. Quản lý, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thực tập trong, ngoài trường.

- Quản lý văn bằng chứng chỉ, cấp các giấy tờ, xác nhận liên quan đến kết quả học tập cho người học; lập hồ sơ và tiến hành các thủ tục trình Hiệu trưởng xem xét quyết định công nhận kết quả học tập, chuyển đi, chuyển đến, dừng học, tiếp tục học, lên lớp, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng chứng chỉ đối với người học.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tính toán, xác nhận giờ chuẩn, giờ vượt chuẩn, giờ thiếu cho nhà giáo để thực hiện chế độ thanh toán và chế độ chính sách theo quy định.

- Chủ trì đề nghị thanh toán các chế độ phụ cấp đứng lớp, phụ cấp độc hại, coi thi, chấm thi, giảng dạy cho nhà giáo.

- Thực hiện các công việc giáo vụ; Quản lý, lưu trữ bài và điểm thi tuyển sinh, tốt nghiệp, lưu trữ điểm thi của các lớp. Thực hiện công tác lưu trữ và thống kê phục vụ công tác quản lý của Phòng và của Trường. Báo cáo định kỳ, báo cáo theo yêu cầu của cơ quan cấp trên và Hiệu trưởng.

- Chủ trì tổ chức các Hội thi cho nhà giáo và học sinh, sinh viên về các hoạt động dạy và học.

- Kiểm tra chương trình, tài liệu, giáo trình, ngân hàng đề thi các hệ đào tạo đang quản lý.

- Quản lý các nội dung thông tin đào tạo của toàn Trường.

- Là thành viên Thường trực các Hội đồng: Tốt nghiệp, thẩm định chương trình, giáo trình và các hội đồng khác liên quan do Hiệu trưởng quyết định.

- Tổ chức thực hiện công tác đánh giá xếp loại nhà giáo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Tổ chức thực hiện các dự án về giáo dục nghề nghiệp.

b) Công tác Quản lý nghiên cứu khoa học

- Xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ của Trường;

- Làm thủ tục đăng ký các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học; theo dõi, quản lý tiến độ thực hiện kế hoạch và tổ chức nghiệm thu các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm;

- Giới thiệu các thành tựu, sản phẩm khoa học công nghệ với các đơn vị trong Nhà trường; tư vấn, đề xuất biện pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào công tác đào tạo và thực tiễn sản xuất;

- Quản lý công tác thông tin khoa học công nghệ, xuất bản tập san, biên tập các tài liệu khoa học;

- Tổ chức và quản lý việc biên soạn, in ấn và thẩm định giáo trình, tài liệu học tập, sách tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu;

- Tổ chức các phong trào và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong học sinh, sinh viên;

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học, tổng kết khen thưởng công tác nghiên cứu khoa học;

- Phối hợp các đơn vị chức năng giải quyết những vấn đề về cán bộ, thiết bị vật tư, kinh phí, các chế độ liên quan đến hoạt động khoa học công nghệ;

- Tham mưu cho Hiệu trưởng công nhận đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến cho cán bộ, viên chức, lao động trong Trường.

c) Công tác Hợp tác quốc tế trong đào tạo

- Đề xuất định hướng phát triển quan hệ hợp tác quốc tế của Trường đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển Nhà trường;

- Xây dựng kế hoạch thiết lập quan hệ hợp tác quốc tế, tổ chức các chuyên đề, hội thảo, mời chuyên gia nước ngoài giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm; tiếp nhận và tổ chức dịch tài liệu phục vụ chuyên đề;

- Tổ chức và quản lý các đoàn ra, đoàn vào theo đúng quy định của Nhà nước, Nhà trường;

- Tổ chức lưu trữ thông tin, tài liệu hồ sơ về quan hệ quốc tế đúng quy định hiện hành; quản lý chương trình, nội dung hoạt động của các đơn vị trong Trường về hợp tác quốc tế.

d) Công tác Thanh tra - Khảo thí

- Xây dựng kế hoạch thanh tra thường xuyên, hàng năm và tổ chức thực hiện sau khi được Hiệu trưởng phê duyệt;

- Nghiên cứu và cụ thể hóa các văn bản pháp quy về công tác thanh tra giáo dục nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển của Nhà trường;

- Thanh tra việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ được giao đối với tổ chức, đơn vị và cá nhân thuộc quyền quản lý của Hiệu trưởng;

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, quy chế đào tạo, quy chế thi, kiểm tra cấp văn bằng, chứng chỉ; thực hiện các quy định về giáo trình, bài giảng và các điều kiện cần thiết khác đảm bảo chất lượng đào tạo ở tất cả loại hình đào tạo, các trình độ đào tạo của Trường;

- Tham mưu cho Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, tiếp nhận, xác minh đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công tác giáo dục đào tạo và kiến nghị với lãnh đạo Nhà trường biện pháp giải quyết theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo;

- Tham mưu cho Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa, phát hiện những hành vi tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, kiến nghị với lãnh đạo Nhà trường biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng;

- Xây dựng chương trình công tác khảo thí đúng quy chế của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đáp ứng nhu cầu chung của giáo dục nghề nghiệp, phù hợp với đặc thù của Nhà trường nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo;

- Chủ trì xây dựng và tham mưu cho Hiệu trưởng ban hành các văn bản quản lý, quy trình thi - kiểm tra, hướng dẫn về công tác khảo thí, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các văn bản về công tác khảo thí sau khi được ban hành;

- Giám sát việc xây dựng, quản lý ngân hàng đề thi tự luận, thi vấn đáp và trắc nghiệm cho tất cả các môn học, modun trong Trường;

-  Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các kỳ thi tuyển sinh, kỳ thi tốt nghiệp và tổ chức, kiểm tra, giám sát các kỳ thi của Trường theo phân cấp; giải quyết các tồn tại, vướng mắc và công tác phúc khảo bài thi;

- Tổ chức thực hiện đổi mới công tác thi, kiểm tra. Đề xuất, trang bị các phương tiện kỹ thuật cần thiết phục vụ cho quá trình tổ chức thi, chấm thi, đánh giá kết quả thi. Triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào các hoạt động khảo thí của Trường;

- Tham gia các lớp tập huấn chuyên môn của cấp trên và tổ chức tập huấn cho giảng viên Nhà trường về công tác khảo thí.

đ) Công tác đảm bảo chất lượng

- Chtrì, phối hợp với các đơn vị thuộc Nhà trường lập kế hoạch xây dựng, vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thng bo đảm chất lượng và trình Hiệu trưởng phê duyệt;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức thực hiện xây dựng, vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng;

- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đề xuất các biện pháp thực hiện xây dựng, vận hành và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng đúng tiến độ, hiệu quả và đảm bảo chất lượng;

- Báo cáo kết quả xây dựng, vận hành và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng theo yêu cầu của Hiệu trưởng;

- Giúp Hiệu trưởng triển khai thực hiện đường lối, chính sách, các văn bản pháp quy về công tác đảm bảo chất lượng của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Tham mưu giúp Hiệu trưởng thực hiện các nội dung về đảm bảo chất lượng giáo dục trong bộ tiêu chí đánh giá chất lượng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, xây dựng và thực hiện tự đánh giá về công tác đảm bảo chất lượng của Nhà trường theo lộ trình của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nội dung công việc, tích lũy các tài liệu và minh chứng phục vụ cho công tác tự đánh giá cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tự đánh giá chương trình đào tạo của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị xây dựng và thực hiện công tác cải cách hành chính, quản lý chất lượng trong Trường. Hướng dẫn các đơn vị xây dựng các quy trình thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;

- Tham gia các đợt tập huấn chuyên môn hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác đảm bảo chất lượng;

- Tiến hành các đợt khảo sát điều tra, phục vụ cho công tác đảm bảo chất lượng của Trường;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến chức năng được Hiệu trưởng giao.

II. ĐỘI NGŨ NHÂN SỰ

TT Họ và tên Chức danh/chức vụ
1 Đinh Việt Cường Trưởng phòng
2 Bùi Thị Nhung Phó trưởng phòng
3 Đinh Việt Dũng Viên chức 
4 Lý Thị Loan Viên chức 
5 Nguyễn Thị Thu Hiền Viên chức 
6 Phạm Thị Liễu Viên chức 

 

 

Mới nhất

dkxt