Chào mừng bạn đến với trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang!

Vận hành máy thi công nền

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
 
Tên ngành nghề: Vận hành máy thi công nền
Mã nghề: 5520183
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THCS trở lên
Thời gian đào tạo: 2 năm
1. Mục tiêu đào tạo:
1.1 Mục tiêu chung:
Là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề Vận hành máy thi công tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho học sinh nghề Vận hành máy thi công nền sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
+ Kiến thức
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại máy xúc, máy ủi, máy lu, máy san;
- Mô tả được các đặc tính kỹ thuật và so sánh được các thông số kỹ thuật của các loại máy xúc, máy ủi, máy lu, máy san;
- Phân tích được một số nguyên nhân hư hỏng, cách kiểm tra, sửa chữa những hư hỏng thông thường của các loại máy xúc, máy ủi, máy lu, máy san;
- Mô tả được công dụng, phân loại, phương pháp bảo quản, sử dụng các loại nguyên vật liệu dùng trong thi công nền;
- Trình bày được quy trình bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ các loại máy xúc, máy ủi, máy lu, máy san;
- Trình bày được phương pháp đọc bản vẽ thi công;
- Trình bày được phương pháp sử dụng các loại dụng cụ, thiết bị đo đạc trong thi công nền;
- Trình bày được các nguyên tắc lựa chọn máy thi công nền;
- Trình bày được các phương pháp vận hành các loại máy xúc, máy ủi, máy lu, máy san;
 - Trình bày được các sự cố thường gặp và biện pháp xử lý trong quá trình thi công;
- Trình bày được các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động;
- Trình bày được các kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
+ Kỹ năng
- Đọc được bản vẽ thi công;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ thiết bị trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng thông thường;
- Thực hiện được công tác bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa được những hư hỏng thông thường các loại máy xúc, máy ủi, máy lu, máy san theo đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Vận hành thành thạo các loại máy xúc, máy ủi, máy lu, máy san theo đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Phán đoán, xử lý được các sự cố phát sinh trong quá trình thi công;
- Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh lao động, xử lý được một số tình huống sơ cứu người bị nạn tại các công trình thi công;
- Áp dụng được những biện pháp bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một  số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
+ Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Thực hiện công việc với tình thần trách nhiệm cao, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động;
 - Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm;
- Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc;
- Chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được giao.
+ Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Vận hành máy xúc; 
- Vận hành máy ủi; 
- Vận hành máy lu; 
- Vận hành máy san; 
- Bảo dưỡng máy thi công nền.
+ Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Vận hành máy thi công nền trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
2Khối lượng kiến thức thời gian khóa học:
- Số lượng môn học mô đun: 19
- Khối lượng kiến thức toàn khóa: 73 tín chỉ
- Khối lượng các môn học chung đại cương: 255 giờ
- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1445 giờ
- Khối lượng lý thuyết: 237 giờ, Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1157 giờ
3. Nội dung chương trình:
 
MÃ MĐ, MH
Tên mô đun, môn học
Số tín chỉ
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số
Trong đó
Lý thuyết
TH/ Thực tập/ thí nghiệm/ Bài tập/ Thảo luận
Thi/
 kiểm tra
I
Các môn học chung
17
255
94
148
13
MH 01
Giáo dục chính trị
2
30
15
13
2
MH 02
Pháp luật
1
15
9
5
1
MH 03
Giáo dục thể chất
2
30
4
24
2
MH 04
Giáo dục quốc phòng và an ninh
3
45
21
21
3
MH 05
Tin học
3
45
15
29
1
MH 06
Ngoại ngữ  (Anh văn)
6
90
30
56
4
II
Các môn học mô đun chuyên môn
56
1445
237
1157
51
II.1
Các mô đun, môn học kỹ thuật cơ sở
25
375
185
167
23
MH 07
Vẽ kỹ thuật
3
45
28
13
4
MH 08
An toàn lao động
2
30
27
0
3
MH 09
Kỹ năng giao tiếp
2
30
18
10
2
MH 10
Trắc địa
4
60
45
12
3
MH 11
Kỹ thuật thi công
4
60
55
2
3
MĐ 12
Thực hành nguội cơ bản
4
60
8
50
2
MĐ 13
Thực hành hàn cơ bản
6
90
4
80
6
II.2
Các mô đun, môn học chuyên môn nghề bắt buộc
22
660
40
596
24
MĐ 14
Bảo dưỡng máy thi công nền
2
60
7
49
4
MĐ 15
Vận hành máy xúc
9
270
14
248
8
MĐ 16
Vận hành máy ủi
6
180
10
164
6
MĐ 17
Vận hành máy lu
5
150
9
135
6
II.3
Các mô đun, môn học tự chọn
9
410
12
394
4
MĐ 18
Vận hành máy san
3
90
8
78
4
MĐ 19
Thực tập sản xuất
6
320
4
316
 
 
Tổng cộng
73
1700
331
1305
64

Mới nhất

dkxt