(Dân trí)
Đó là những kiến nghị, đề xuất đặt ra đối với các trường, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp... trong thời gian tới thông qua hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Quảng Ninh năm 2020.
(Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Quảng Ninh năm 2020 có 63 nhà giáo đại diện cho 1.761 nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh về tham dự)
Hội giảng do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh tổ chức vừa diễn ra trong 3 ngày từ 6 đến 8/11 tại TP Uông Bí.
Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh được tổ chức 2 năm một lần. Đây cũng là một hoạt động chuyên môn có tác động tích cực trong việc đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt - học tốt, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nghiệp.
Hội giảng cũng là nơi, các thầy, cô giáo thể hiện năng lực học tập và sáng tạo, nghiên cứu, giao lưu trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, quản lý hoạt động dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thiết bị dạy học, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ...
Đồng thời hội giảng cũng là dịp để phát hiện, công nhận, suy tôn những nhà giáo GDNN giỏi cấp tỉnh và nhân rộng những điển hình tiên tiến, lựa chọn những thầy cô giáo đạt thành tích tốt, có năng lực, có kỹ năng, đại diện cho đội ngũ nhà giáo GDNN của tỉnh tham dự hội giảng Nhà giáo GDNN toàn quốc được tổ chức vào năm 2021.
Hội giảng Nhà giáo GDNN tỉnh Quảng Ninh năm 2020 có 63 nhà giáo đại diện cho 1.761 nhà giáo GDNN trên địa bàn tỉnh về tham dự. Các nhà giáo đều là giảng viên, giáo viên đang công tác tại 7 trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh và đều được lựa chọn thông qua hội giảng giáo viên nghề cấp cơ sở do các GDNN tổ chức trước đó.
Hội giảng được chia thành các tiểu ban: Nghề lái xe; Điện - Điện tử công nghiệp; Tổng hợp; Thư ký và hỗ trợ phục vụ. Giáo viên tham gia hội giảng thực hiện chọn và đăng ký một bài giảng lý thuyết, thực hành hoặc tích hợp.
Mỗi bài giảng được thực hiện trong thời gian 65 phút đối với bài giảng lý thuyết, 80 phút đối với bài giảng thực hành và tích hợp; mức điểm tối đa là 20 điểm. Các giáo viên đạt từ 15 điểm trở lên sẽ được Ban tổ chức xét khen thưởng.
Theo BTC, tại hội giảng lần này các bài giảng đều được lựa chọn từ các nghề tiêu biểu trong tỉnh, sát với thực tế và công nghệ mới. Hầu hết các bài giảng đã tiếp cận với công nghệ mới, ứng dụng thành thạo và hiệu quả công nghệ thông tin; một số bài giảng sử dụng thiết bị đào tạo tự làm phù hợp với thực tiễn và mang tính sáng tạo cao…
(Ông Vũ Quang Trực, Phó Giám đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh, Trưởng Ban tổ chức hội giảng dự và phát biểu tại hội giảng)
Hội giảng Nhà giáo GDNN tỉnh Quảng Ninh năm 2020 có 63 nhà giáo đại diện cho 1.761 nhà giáo GDNN trên địa bàn tỉnh về tham dự. Các nhà giáo đều là giảng viên, giáo viên đang công tác tại 7 trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh và đều được lựa chọn thông qua hội giảng giáo viên nghề cấp cơ sở do các GDNN tổ chức trước đó.
Hội giảng được chia thành các tiểu ban: Nghề lái xe; Điện - Điện tử công nghiệp; Tổng hợp; Thư ký và hỗ trợ phục vụ. Giáo viên tham gia hội giảng thực hiện chọn và đăng ký một bài giảng lý thuyết, thực hành hoặc tích hợp.
Mỗi bài giảng được thực hiện trong thời gian 65 phút đối với bài giảng lý thuyết, 80 phút đối với bài giảng thực hành và tích hợp; mức điểm tối đa là 20 điểm. Các giáo viên đạt từ 15 điểm trở lên sẽ được Ban tổ chức xét khen thưởng.
Theo BTC, tại hội giảng lần này các bài giảng đều được lựa chọn từ các nghề tiêu biểu trong tỉnh, sát với thực tế và công nghệ mới. Hầu hết các bài giảng đã tiếp cận với công nghệ mới, ứng dụng thành thạo và hiệu quả công nghệ thông tin; một số bài giảng sử dụng thiết bị đào tạo tự làm phù hợp với thực tiễn và mang tính sáng tạo cao…
(ảnh)
Bên cạnh đó, chất lượng nhà giáo tham dự hội giảng có trình độ ngày càng cao, có nhiều ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy, sử dụng thành thạo và phối hợp nhịp nhàng nhiều phương pháp giảng dạy và như trang thiết bị giảng dạy. Điểm nổi bật là, nhiều nhà giáo tham dự hội giảng với thiết bị tự làm có thẩm mỹ và tính sư phạm cao…
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số thiếu sót như: một số nhà giáo chưa xác định, phân biệt rõ nét loại hình bài giảng thực hành và tích hợp, việc phân bổ thời gian giảng dạy giữa các nội dung của bài giảng chưa hợp lý, nhất là ở một số bài giảng tích hợp, chưa bố trí quỹ thời gian hợp lý để tạo điều kiện cho các Tiểu ban giám khảo có thêm thời gian để đánh giá, bình luận các bài giảng…
Tại hội giảng, một số kiến nghị, đề xuất cũng được gửi tới các cơ sở GDNN, cơ sở tham gia hoạt động GDNN và các nhà trường trong thời gian tới như: cần động viên, khích lệ nhà giáo tham gia hội giảng các cấp, thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo GDNN, nghiên cứu đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đào tạo theo nhu cầu của xã hội, của doanh nghiệp nhằm tạo ra mô hình xã hội học tập, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, xây dựng "thương hiệu" nhà trường…
(Ông Nguyễn Thanh Tuấn - Trưởng phòng Dạy nghề, Sở LĐ-TB&XH tỉnh - trình bày kết quả Hội giảng)
Chung cuộc, BTC đã trao 6 giải Nhất, 12 giải Nhì, 18 giải Ba và 27 giải Khuyến khích cho các cá nhân. Đồng thời, BTC cũng trao 3 giải thưởng cho 3 giáo viên có bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả nhất; sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học tự làm có hiệu quả cao và có bài giảng đạt điểm tích hợp cao nhất.
Về giải toàn đoàn, có 6 đơn vị được trao giải toàn đoàn. Trong đó, giải Nhất toàn đoàn đã thuộc về Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam.
18 giáo viên xuất sắc nhất tại hội giảng cấp tỉnh cũng đã được lựa chọn để bồi dưỡng tham dự hội giảng giáo viên dạy nghề toàn quốc trong thời gian tới.
Nguồn dantri.com.vn
An Nhiên
|